Chiến lược ứng phó với những thách thức về sức khỏe tâm thần trong đại dịch COVID-19

Ngày đăng:

Chia sẻ:

Cùng chuyên mục

Chuyên trang rất mong nhận được sự quan tâm và cộng tác gửi bài của Quý Thầy/Cô, các nhà khoa học, chuyên gia, các bạn học viên, sinh viên và bạn đọc. Địa chỉ nhận bài viết: covid19@vnuhcm.edu.vn

    ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

    Lược dịch từ Coping with Mental Health Challengs During COVID -19 trong Coronavirus Disease 2019 (COVID – 19): Epidemiology, Pathogenesis, Diagnosis, and Therapeutics

    Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đang diễn ra là một thách thức toàn cầu dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ngày càng trầm trọng. Nó cũng đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và đời sống xã hội trên toàn thế giới. Ngày càng có nhiều báo cáo nghiên cứu cũng như thực tế lo ngại về những thách thức đối với những thách thức sức khỏe tâm thần trong cộng đồng, bệnh nhân nhiễm COVID-19, những người tiếp xúc gần, người già, trẻ em và các chuyên gia y tế. Tài liệu này tập trung vào phân tích tình trạng sức khoẻ tâm thần của các nhóm dân cư khác nhau và đề xuất chiến lược ứng phó với sức khoẻ tâm thần trong bối cảnh của đại dịch COVID – 19.

    Từ khóa: COVID-19, Sức khỏe tâm thần, Ứng phó, Đại dịch

    Giới thiệu

    Thế giới đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng về sức khoẻ khá trầm trọng bởi dịch bệnh COVID – 19 ngày càng lan rộng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Chỉ trong đầu năm 2020, đã có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc COVID – 19 ngày càng gia tăng. Tính đến ngày 29 tháng 3 năm 2020, có tổng số hơn 680.000 trường hợp mắc bệnh với 31.920 trường hợp tử vong, 146.396 trường hợp đã phục hồi trên 202 quốc gia. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến hết tháng 3 năm 2020, hơn một nửa số ca tử vong và mắc bệnh trên toàn cầu là từ khu vực Châu Âu (WHO, 2020a). Căn bệnh này đang lây lan với tốc độ nhanh chóng, hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng không thể đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) và yêu cầu về cơ sở hạ tầng (WHO, 2020a). Ở giai đoạn hiện tại, các mục tiêu chính mà WHO đặt ra là ngăn ngừa lây truyền từ người sang người, hạn chế sự lây nhiễm cho những người tiếp xúc gần và các chuyên gia y tế, ngăn ngừa sự phát triển của các biến chứng ở những người bị nhiễm bệnh, cung cấp cơ sở cách ly và kiểm soát dịch bệnh, cơ sở xét nghiệm, nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng ngừa đặc hiệu và giảm thiểu tác động kinh tế xã hội đến cộng đồng (WHO, 2020a). Các nghiên cứu gần đây, nhất là trong các đợt bùng phát dịch, ngoài sự gia tăng nhiễm COVID -19, thì các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng ngày càng gia tăng trong cộng đồng, các nhóm dân số dễ tổn thương về sức khoẻ tâm thần nhất bao gồm người già, trẻ em, công nhân nhập cư và các nhân viên y tế (Duẩn và Zhu 2020; Chen và cộng sự 2020; Liêm và cộng sự 2020; Yang và cộng sự 2020a, b). Cho đến nay, không có khuyến nghị cụ thể nào từ các tổ chức quốc tế về việc giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần trong đại dịch COVID-19 này.

    Tác động của COVID-19 trong xã hội

    Tác động toàn cầu của COVID-19 là rất sâu sắc, và là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng một cách nghiêm trọng kể từ sau đại dịch cúm H1N1 vào năm 1918. Tỷ lệ tử vong chung của các trường hợp nhiễm COVISD-19 là 2,3% ở Trung Quốc và có thể thay đổi ở các quốc gia khác nhau (Novel Coronavirus Pneumonia, 2020; Livingston và Bucher 2020). Một phân tích quốc gia tại Trung Quốc cho thấy khoảng 1/4 số bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ mắc các bệnh lý đi kèm và dẫn đến hậu quả lâm sàng kém hơn (Novel Coronavirus Pneumonia, 2020) đồng thời gia tăng tình trạng tử vong, nhất là trong các đợt bùng phát dịch. Việc có những ảnh hưởng đến sức khoẻ và tỷ lệ tử vong gia tăng sẽ tác động đến tâm lý của cộng đồng một cách mạnh mẽ. Một báo cáo sơ bộ từ Trung Quốc trên 1210 người cho thấy, hơn một nửa trong số đó được đánh giá là có ảnh hưởng đến tinh thần và gia tăng lo âu từ trung bình đến trầm trọng (Wang và cộng sự 2020a). Các nghiên cứu sau đại dịch SARS hoặc Ebola chỉ ra rằng ngay cả sau khi bình phục về thể chất, các cá nhân vẫn phải chịu các vấn đề về tâm lý và xã hội, do đó việc ảnh hưởng tương tự cũng có thể với trường hợp đại dịch COVID – 19 hiện nay (Bobdey và Ray 2020). Các bằng chứng cho thấy rằng những nhóm dễ bị tổn thương khi bị cách li tại nhà trong các đợt bùng phát dịch và phải giãn cách xã hội có thể dẫn tới tình trạng sức khoẻ tiêu cực. Ví dụ, trẻ em ít được hoạt động thể chất hơn và có thời gian sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn, giấc ngủ không ổn định và chế độ ăn uống kém dẫn đến tăng cân và suy giảm hoạt động của tim mạch (Wang và cộng sự. 2020b). Ngoài ra, có những tác động trực tiếp và gián tiếp khác của việc đóng cửa trường học như nghĩa vụ chăm sóc trẻ em ngoài dự kiến của cha mẹ, điều này có thể tác động lớn đến lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và giáo dục mầm non (Bayham và Fenichel 2020). Những ảnh hưởng này không chỉ liên quan đến vấn đề chăm sóc trẻ em và còn với sức khoẻ và chăm sóc người già tại nhiều quốc gia trên thế giới (Heckman và cộng sự 2020).

    Rõ ràng COVID-19 là một khủng hoảng toàn cầu và không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến nến kinh tế, nhất là lĩnh vực thương mại (Baldwin và Tomiura 2020). Việc ảnh hưởng này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp cả trong cung ứng và nhu cầu như nguồn cung hàng hoá hay tài chính bị gián đoạn, ngoài ra ngân sách cho y tế tăng và GDP tổng thể của quốc gia giảm chắc chắn sẽ tác động đến kinh tế – xã hội toàn thế giới (McKibbin và Fernando 2020). Một lĩnh vực bị tác động khác sẽ là vận tải và du lịch vì việc đi lại của bất kỳ công dân quốc gia nào cũng hầu như đã bị dừng lại, ngay cả khi đại dịch đã kết thúc thì phải mất một thời gian dài sau đó người dân mới có thể tự tin đi du lịch hoặc trải nghiệm cá nhân (Anzai và cộng sự 2020; Dinarto và cộng sự 2020).

    Sự kỳ thị và sợ hãi là những khía cạnh khác của hậu quả từ đại dịch. Điều đó có thể gây ra những rào cản lớn trong việc chăm sóc sức khỏe, kỳ thị xã hội, mất lòng tin vào các cơ quan y tế và làm sai lệch nhận thức của công chúng về nguy cơ lây nhiễm, dẫn đến sự hoang mang và sự phân bổ không cân đối các nguồn lực chăm sóc sức khỏe từ chính sách và và chuyên gia y tế (Barrett và Brown 2008). Ngoài ra, nột ảnh hưởng nữa cũng không thể không nói đến là tác động đại dịch đến nền thể thao thế giới và những hoạt động kết nối xã hội khác (Gallego và cộng sự. 2020).

    Nhìn chung, đại dịch sẽ có tác động đến tất cả các lĩnh vực của thế giới hiện tại, bắt đầu từ y tế, xã hội và kinh tế và cũng sẽ tác động đến việc hoạch định chính sách trong tương lai ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia (Djalante và cộng sự. 2020).

    Các vấn đề sức khỏe tâm thần mới nổi trong Đại dịch COVID-19

    Đại dịch COVID-19 là một tình huống khẩn cấp toàn cầu, trong khi đó việc chẩn đoán các rối loạn tâm thần lại cần một khoảng thời gian cụ thể. Hơn nữa, nhiều người mắc COVID – 19 hoặc trải qua khủng hoảng trong bối cảnh của đại dịch có thể phát triển các rối loạn tâm thần trong thời gian dài sau đó. Điều này là một hạn chết lớn trong việc xác định tỷ lệ các vấn đề sức khoẻ tâm thần trong cộng đồng ngay thời gian hiện tại. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu ban đầu đánh giá tình trạng sức khoẻ tâm thần cộng đồng và điều này có thể phải cần thêm thời gian mới để nghiên cứu một cách đầy đủ với nhiều dữ liệu và các quốc gia khác nhau.

    a) Sức khoẻ tâm thần trong cộng đồng

    Ngay sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng trên toàn cầu, vấn đề sức khoẻ tâm thần đã được quan tâm, đồng thời các báo cáo ghi nhận thấy sự gia tăng khủng hoảng tâm lý hoặc tình trạng lo âu (Dong và Bouey 2020). Việc thiếu kiến thức về nguy cơ mắc, thời gian ủ bệnh của virut, cách thức lây truyền, điều trị và các biện pháp an toàn gây nên nỗi sợ hãi và lo lắng trong dân chúng (Li và cộng sự 2020; Ho và cộng sự 2020; Goyal và cộng sự 2020). Hơn thế, tình trạng phong tỏa hoặc cách li y tế cũng gây nên các hậu quả tiêu cực về sức khỏe tâm thần như trạng thái lo lắng và bất an về tương lai (Li và cộng sự. 2020), nhàm chán, thất vọng và tức giận (Ho và cộng sự. 2020). Đã có một số nghiên cứu báo cáo về các tác động nghiêm trọng và sự phổ biến của tình trạng sức khỏe tâm thần trong đại dịch của cộng đồng (Goyal và cộng sự. 2020), dẫn tới ra các rối loạn tâm thần mới và làm trầm trọng thêm các rối loạn đã có trước đây (Goyal và cộng sự. 2020). Việc trải qua thời gian mắc bệnh (dương tính), hay cái chết của người thân, sự bất lực do không thể xử lý các tình huống phát sinh của bản thân hay gia đình dẫn tới việc đổ lỗi cho chính phủ, cho người có nguy cơ và làm suy sụp tinh thần của mọi người (Goyal và cộng sự. 2020). Một loạt các rối loạn tâm thần được ghi nhận gia tăng trong nhiều báo cáo nghiên cứu khác nhau như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tự đánh giá thấp bản thân, cảm nhận tự tội, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), hoảng sợ, loạn thần và thậm chí tự tử (Goyal và cộng sự. 2020; Yi và cộng sự. 2020).

    b) Sức khoẻ tâm thần của người nhiễm COVID-19 (người bị dương tính với COVID-19)

    Những người bị nghi ngờ và / hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 phần lớn cảm thấy lo âu về khả năng lây lan và tử vong cao (Wang và cộng sự. 2020a; Li và cộng sự. 2020). Việc trở thành người bị nghi ngờ mắc (F1, F2, F3) hoặc dương tính (F0) và bị cách li y tế hay cách li điều trị dẫn tới cảm giác buồn chán, cô đơn, tức giận, chán nản, sợ hãi, phủ nhận bệnh, tuyệt vọng, mất ngủ, sử dụng chất gây hại, tự làm hại bản thân hoặc tự tử (Wang và cộng sự. 2020a; Dong và Bouey 2020; Li và cộng sự. 2020; Yi và cộng sự. 2020). Khi đã bình phục sau quá trình phải cách li hoặc điều trị, những người này có nguy cơ rất cao phát triển thành một loạt các rối loạn tâm thần như rối trầm cảm, lo âu và PTSD (WHO, 2020a). Ngoài ra, nếu cá nhân có nguy cơ và phải thực hiện các biện pháp an toàn thông thường, có thể phát triển các rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) (Li và cộng sự., 2020). Hơn nữa, các triệu chứng cơ thể của COVID-19 như sốt, thiếu oxy và ho cùng với tác dụng phụ của thuốc kê đơn (corticosteroid) có thể gây thêm lo lắng và đau khổ về tinh thần cho cá nhân (Wang và cộng sự. 2020a). Một nghiên cứu gần đây với 1210 người tham gia từ 194 thành phố ở Trung Quốc cho thấy, có khoảng 53,8% bị ảnh hưởng đến tâm lý ở mức trung bình hoặc nặng do bối cảnh COVID -19, 31,3% có rối loạn trầm cảm, 36,4% có rối loạn lo âu và 32,4% có khủng hoảng (Liu và cộng sự., 2020). Những tác động tiêu cực đến đời sống tâm lý có thể dẫn tới việc tự đánh giá bản thân thấp hoặc đánh giá về sức khoẻ bản thân thấp.

    c) Sức khoẻ tâm thần của những thành viên trong gia đình và những người tiếp xúc gần với người nguy cơ hoặc mắc COVID -19.

    Cùng với những người mắc COVID – 19, hoặc người có nguy cơ thì người thân trong gia đình hoặc những người tiếp xúc gần với họ cũng phải đối mặt với các vấn đề tâm lý khác như bị truy lùng, cô lập hoặc cách li xã hội, điều này khiến cho họ cảm nhận lo âu, mặc cảm tội lỗi về hậu quả của việc lây nhiễm, bị kỳ thị hoặc định kiến đối với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè của họ (Wang và cộng sự 2020a). Nhiều gia đình có người chết do COVID – 19 có thể dẫn tới sự tức giận, và phẫn uất (Goyal và cộng sự. 2020), họ cũng cảm thấy xấu hổ, tội lỗi hoặc sợ hãi bị kỳ thị. Có một số nghiên cứu cho thấy, có sự gia tăng rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD) và trầm cảm của các thành viên trong gia đình và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính COVID -19 (Goyal và cộng sự. 2020).

    Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương trong bối cảnh COVID – 19 nhất, đặc biệt những trẻ em bị dương tính hoặc cách li trong đại dịch có nguy cơ cao mắc rối loạn căng thẳng cấp tính, rối loạn điều chỉnh, trầm cảm và PTSD (Shah và cộng sự. 2020). Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 30% trẻ em mắc PTSD sau đại dịch và việc sớm mất hoặc phải xa cha mẹ trong thời thơ ấu cũng có tác động xấu lâu dài đến sức khỏe tâm thần và nhân cách, bao gồm khả năng cao mắc các chứng rối loạn khí sắc, loạn thần và tự sát (Shah và cộng sự. 2020).

    d) Sức khoẻ tâm thần của các nhân viên y tế

    Đại dịch COVID – 19 là tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn cầu, vì thế nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tăng mạnh và đòi hỏi nhiều nhân lực cho các dịch vụ này. Trong khi đó, nhiều quốc gia có hệ thống y tế dự phòng/ công cộng kém cộng với việc không đủ nhân lực trong ứng phó với đại dịch nên mọi nhân viên y tế có thể phải đối mặt với khối lượng, áp lực công việc gia tăng cũng như nguy cơ bị lây nhiễm. Hơn thế, họ cũng có thể trở thành bệnh nhân COVID -19 và thường xuyên phải cách li điều trị hoặc là đối tượng nguy cơ do phải tiếp xúc gần với người dương tính. Bối cảnh công việc này dẫn tới việc họ sẽ phải đối diện với sự cô lập, phân biệt đối xử và kiệt sức nghề nghiệp, sợ hãi, rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ (Ho và cộng sự, 2020). Một nghiên cứu trên 1563 chuyên gia y tế gần đây cho thấy, hơn một nửa (50,7%) số người tham gia có các triệu chứng trầm cảm, 44,7% lo âu và 36,1% rối loạn giấc ngủ (Ho và cộng sự. 2020). Tuy vậy, hiện vẫn chưa có đầy đủ các dịch vụ tư vấn và sàng lọc các vấn đề về sức khoẻ tâm thần như lo âu, trầm cảm và tự sát của các nhân viên y tế, những người có nguy cơ vì tiếp xúc gần với các bệnh nhân nhiễm COVID – 19 (WHO, 2020b), chính vì thế, WHO cũng cho rằng nhân viên y tế sẽ gia tăng các rối loạn như PTSD, trầm cảm, lo âu và kiệt sức kể cả sau khi đại dịch chấm dứt (WHO,  2020b).

    Cùng với các nhân viên y tế làm công tác điều trị thì các nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tuyến đầu (nhân viên y tế dự phòng, nhân viên cứu hộ, nhân viên kiểm soát … /FHCP) cũng có có thể phát triển các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu và PTSD (Li và cộng sự. 2020), rối loạn stress, rối loạn cảm xúc, trầm cảm và lo âu (Goyal và cộng sự. 2020). Tình trạng rối loạn tâm thần gia tăng có thể là do đặc trưng công việc có nguy cơ lây nhiễm cao gây ra sự lo sợ có thể họ là người lây nhiễm cho người thân và con cái của họ. Hơn thế, sự xung đột về chuyên môn, và nỗi sợ hãi bản thân có thể gây ra sự kiệt sức và các triệu chứng cơ thể cũng như thâm thần (Goyal và cộng sự. 2020).

    e) Sức khỏe tâm thần của người lớn tuổi và ngườicác bệnh lý kèm theo

    COVID – 19 là một đại dịch lan nhanh trên toàn thế giới nên nó mang đến một sự sợ hãi cho tất cả các nhóm cộng đồng, tuy nhiên gia tăng ở một số nhóm nhất định, nhất là người cao tuổi và người có bệnh lý kèm theo (Dong và Bouey 2020). COVID – 19 có thể tác động một cách tiềm tàng đến việc gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh lý có sẵn và điều này có thể làm gia tăng các triệu chứng tâm thần hoặc ngược lại (WHO, 2020b). Các triệu chứng của bệnh lý COVID-19 cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn chức năng nhận thức và lo âu ở những người có các khó khăn về sức khoẻ tâm thần trước đây (WHO, 2020b).

    Ngoài ra, những bệnh nhân mắc những bệnh lý tâm thần nặng trước đó (SMI) sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực từ đại dịch COVID – 19 (Ho và cộng sự. 2020). Những bệnh nhân nội trú trong các bệnh viện tâm thần, đặc biệt là những bệnh nhân phải nhập viện dài ngày trong các khu bệnh viện kín, có nguy cơ lây lan theo cụm cao (trường hợp 62 bệnh nhân mắc COVID -19 tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hoà là một ví dụ[1]). Do hạn chế về giao thông và các biện pháp cách ly, bệnh nhân ngoại trú mắc SMI đang gặp khó khăn trong việc điều trị duy trì và do đó có thể bị tái phát triệu chứng tâm thần và các tình huống không thể kiểm soát được (Ho và cộng sự 2020). Bệnh nhân bị bệnh cơ thể thể mãn tính (suy thận mãn tính, tiểu đường và các bệnh tim mạch-mạch máu não) cũng cần được theo dõi thường xuyên tại các bệnh viện nhưng lại khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế do giãn cách xã hội, vì thế tình trạng bệnh có thể trở nên xấu đi trong giai đoạn này.

    Các chiến lược ứng phó của cá nhân với vấn đề về sức khỏe tâm thần trong đại dịch COVID-19

    Trong khi ngành y tế và chính phủ của các quốc gia trên toàn thế giới đang tập trung vào việc kiểm soát dịch bệnh thông qua các chiến lược dự phòng, thì có rất ít sự chú ý đến tình trạng sức khoẻ tâm thần của cộng đồng, nhất là những cá nhân bị cách li, dương tính phải điều trị hay trong bối cảnh giãn cách xã hội. Do hạn chết các hoạt động xã hội, và thường xuyên phải ở trong nhà với thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của họ. Nhiều nghiên cứu như ở trên đây đã chỉ ra rằng bùng phát dịch đột ngột có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khoẻ tâm thần của những cá nhân mắc bệnh tâm thần trước đó (Ho và cộng sự. 2020).

    Để tránh gia tăng các khủng hoảng và căng thẳng, cá nhân không nên tiếp xúc với các thông tin độc hại (thông tin dịch bệnh và mối đe doạ, bạo lực), duy trì các mối quan hệ lành mạnh, liên hệ thông xuyên với bạn bè và các thành viên trong gia đình bằng các phương tiện truyền thông xã hội, và bắt đầu bằng các suy nghĩ/ nhận thức tích cực (CDC, 2020). Nếu có những lo âu liên quan đến dịch bệnh COVID -19 hãy cố gắng chia sẻ nỗi sợ hãi với người tích cực và có hiểu biết xung quanh, điều này sẽ làm dịu nỗi sợ hãi, đồng thời duy trì những thói quen sinh hoạt tích cực như giấc ngủ và ăn uống, tập thể dục cũng như cố gắng sử dụng các kỹ thuật thư giản khác nhau (Kecmanovic 2020). Hơn thế, có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trực tuyến (telehealth) thông qua truyền thông xã hội, kể cả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần (chún tôi sẽ giới thiệu một số chương trình dưới đây tại Việt Nam) (Ho và cộng sự, 2020).

    Để hỗ trợ đời sống tinh thần và sức khoẻ tâm thần của những người ở tuyến đầu phòng chống dịch (nhân viên y tế và các cán bộ tuyến đầu), các tổ chức và cá nhân cần chú ý việc giảm thời gian làm việc, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, nghỉ giải lao thường xuyên và có chính sách luân phiên công việc – nghỉ ngơi (Ho và cộng sự. 2020). Các cá nhân có thế ứng phó với khủng hoảng và sức khoẻ tâm thần bằng cách áp dụng các chiến lược khác nhau, phù hợp với bản thân đến lối sống của mình:

    – Thiết kế các hoạt động chơi trong nhà (có thể các hoạt động kết nối các thành viên)

    – Luyện tập các bài tập thư giản thường xuyên

    – Tập các bài tập Yoga & Thiền chánh niệm.

    – Tập các bài tập thể dục nhịp điệu.

    – Cầu nguyện hoặc các thực hành tâm linh/ tôn giáo.

    – Thực hiện các hoạt động sáng tạo và nghệ thuật.

    – Suy nghĩ/ tư duy tích cực

    – Đặt ra những mục tiêu và hy vọng tích cực cho ngày mai một cách rõ ràng.

    – Đọc sách mà mình yêu thích

    – Nghe nhạc thư giãn.

    – Tham gia các khoá đào tạo/ huấn luyện trực tuyến có ích cho bản thân.

    Ngoài ra, các nhà tâm lý hay chăm sóc sức khoẻ tâm thần cũng đưa ra các lời khuyên cụ thể cho chúng ta trong giai đoạn này.

    NÊN KHÔNG NÊN
    – Suy nghĩ tích cực

    – Tập thể dục thường xuyên

    – Cân bằng chế độ ăn uống

    – Các bài tập thư giãn

    – Duy trì thói quen tích cực hằng ngày

    – Kết nối xã hội thông qua trực tuyến

    – Coi đây là thời gian nghỉ ngơi và có thể thoát ra khỏi các áp lực công việc hàng ngày.

    – Xây dựng lối sống lành mạnh khác

    – Sử dụng chất gây nghiện

    – Ăn quá nhiều thức ăn nhanh

    – Hoạt động tực tuyến quá mức

    – Xem TV quá nhiều (chủ yếu là tin tức độc hại)

    – Tiệc tùng, du lịch

    – Quan tâm những tin tiêu cực về đại dịch

    – Đăng tin về đại dịch COVID-19 lên mạng xã hội và lan truyền tin giả

    – Tin vào tin giả

     

    Các chiến lược phòng ngừa và quản lý/ hỗ trợ về sức khoẻ tâm thần trong đại dịch COVID -19

    Việc xây dựng các chiến lược phòng ngừa cho 3 nhóm dân cư: (a) Toàn thể cộng đồng; (b) Bệnh nhân nhiễm COVID-19 và những người tiếp xúc gần; (c) Nhân viên y tế là cực kỳ cần thiết. Việc người dân có những lầm tưởng về COVID – 19 và việc không hiểu rõ các chiến lược phòng ngừa có thể khiến cộng đồng lo lắng, do đó các chiến lược dự phòng phải thực sự chuẩn mực và nghiêm ngặt để ứng phó một cách hiệu quả.

    Dưới đây là một vài khuyến nghị để dự phòng hiệu quả với các vấn đề sức khoẻ tâm thần:

    – Cần phải có một trang thông tin chính thống, có người phát ngôn chính thức để cung cấp đầy đủ thông tin về COVID – 19 và cập nhật thường xuyên các yếu tố dịch tễ, nguy cơ, chiến lược dự phòng. Nếu cộng đồng bị nhiễu loạn thông tin thì rất có thể nguy cơ gây ra hoảng sợ và lo âu rất cao.

    – Xây dựng các chiến lược ứng phó về nguồn nhân lực đầy đủ để có thể hỗ trợ kịp thời và giúp cho nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu có thể đảm bảo không kiệt sức nghề nghiệp cũng như khủng hoảng tinh thần.

    – Sàng lọc tức thời các tin tức giả và các bài đăng không chính xác về COVID – 19 trên mạng xã hội làm hoang mang dư luận và cộng đồng.

    – Lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch/ cập nhật thường xuyên và hàng ngày để phù hợp với bối cảnh thay đổi.

    – Xây dựng các chương trình giải trí và các hoạt động thư giản, bài tập trên các hướng dẫn của cơ quan truyền thông. Điều này giúp cộng đồng thích ứng với những khủng hoảng căng thẳng từ giản cách xã hội hay cách li y tế.

    – Khích lệ bất cứ cá nhân trong cộng đồng nào tiếp cận (thay vì né tránh – điều này là khá thường xuyên tại Việt Nam) hệ thống chăm sóc sức khoẻ, trong đó có sức khoẻ tâm thần nếu có bất cứ phát hiện triệu chứng nào (trong đó có các dấu hiệu sức khoẻ tâm thần).

    – Đặt ra các hy vọng và chiến lược rõ ràng để cộng đồng và người dân suy nghĩ tích cực.

    Các cá nhân có khó khăn về đời sống tâm lý cần phải xác nhận nó, thậm chí phải tìm kiếm sự giúp đỡ nếu các khó khăn đó kéo dài và gây khó khăn cho cuộc sống. Chúng tôi đề nghị một mô hình phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ tâm thần một cách toàn diện dựa trên các mức độ nguy cơ từ thấp đến cao với các nhóm triệu chứng và cộng đồng dân cư để có chiến lược hành động phù hợp.

    Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến nghị một mô hình quản lý và hỗ trợ sức khoẻ tâm thần cho cá nhân trong bối cảnh của đại dịch COVID -19.

    Kết luận

    Đại dịch COVID-19 đang mang lại những nguy cơ đáng kể cho sức khỏe tâm thần của cộng đồng, tuy nhiên có khá ít các nghiên cứu giải quyết vấn đề này. Trong khi số liệu thống kê về tỷ lệ tử vong và mắc bệnh đang đạt đến những đỉnh cao mới mỗi ngày, trạng thái cách li và giãn cách xã hội kéo dài, cơ hội giải trí cho mọi người giảm đi và cuộc hủng hoảng tài chính đang gia tăng thì các vấn đề sức khoẻ tâm thần có khả năng phát triển nhanh chóng. Chúng ta cần phải hiểu rõ quan điểm về sức khoẻ tinh thần trong đại dịch và các chiến lược khả thi để ứng phò phù hợp.

    Viễn cảnh tương lai

    Các vấn đề sức khoẻ tâm thần của con người liên quan đến đại dịch COVID – 19 có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn, tuy nhiên các nghiên cứu hiện nay mới chỉ dừng lại ở các vấn đề sức khoẻ tâm thần ngắn hạn. Do đó, cần phải xem xét các di chứng về sức khoẻ tâm thần một cách lâu dài của người nhiễm COVID -19 hoặc các đối tượng bị ảnh hưởng. Một số bằng chứng trước đó cho thấy, việc người mẹ trong giai đoạn mang thai dương tính với bệnh cúm trong thời kỳ đại dịch ở Châu Âu có nguy cơ con của họ mắc bệnh tâm thần phân liệt, điều này có thể do thay đổi quá trình phát triển thần kinh (Mednick và cộng sự 1988; Murray và cộng sự 1992).

    Tương tự, nhiều trẻ em giai đoạn thời thơ ấu tiếp xúc với bệnh sởi có nguy sơ phát triển của bệnh viêm não xơ cứng bán cấp (SSPE) (Campbell và cộng sự. 2007). Cho đến hiện nay, chúng ta chưa có nhiều bằng chứng về hậu quả lâu dài của virut corona, do đó cần có những nghiên cứu sâu rộng về tác động của nó với các nhóm dân cư khác nhau (phụ nữ mang thai, trẻ em, người già, và những đối tượng dễ bị tổn thương khác).

    Đồng thời, cũng cần phải nghiên cứu nhiều hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của các bệnh nhân COVID-19, những người tiếp xúc gần, các nhân viên y tế và cộng đồng nói chung. Nghiên cứu trong tương lai cũng nên xem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp can thiệp tâm lý trực tuyến khác nhau trong đại dịch COVID-19 (telepsychology), đặc biệt các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC). Vì lo ngại về việc lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, chăm sóc sức khoẻ trực tuyến (telehealth) có thể là một phương thức điều trị tiềm năng (Greenhalgh và cộng sự. 2020).

     

    Một số dự chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong đại dịch tại Việt Nam:

    1) Dự án Chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong đại dịch (miễn phí): https://www.facebook.com/hotrosuckhoetamthan

    2) Dự án tham vấn tâm lý cho sinh viên, Thuộc Trung tâm thực hành công tác xã hội (miễn phí/ cho sinh viên ĐHQG HCM): https://www.facebook.com/spcussh

    3) Dự án Quán trọ online (miễn phí): https://www.facebook.com/QuanTroOnline

    4) Dự án Tư vấn & chăm sóc sức khoẻ tinh thần (miễn phí): https://www.facebook.com/psycarevietnam

    5) Dự án Đường dây nóng vì Ngày mai (miễn phí): https://www.facebook.com/duongdaynongngaymai

    6) Dự án của Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam (có phí/ hoặc miễn phí): https://www.facebook.com/hoitamlytrilieuvietnam

    7) Các bệnh viện tâm thần và trung tâm tâm lý học ứng dụng/ tham vấn/ trị liệu tâm lý (có các website độc lập và có phí).

    Tài liệu tham khảo:

    Anzai A, Kobayashi T, Linton NM, Kinoshita R, Hayashi K, Suzuki A et al (2020) Assessing the impact of reduced travel on exportation dynamics of novel coronavirus infection (COVID-19). J Clin Med 9(2):601

    Baldwin R, Tomiura E (2020) 5 Thinking ahead about the trade impact of COVID-19. Econ Time COVID-19. 59

    Barrett R, Brown PJ (2008) Stigma in the time of influenza: social and institutional responses to pandemic emergencies. J Infect Dis 197(Suppl 1):S34–S37

    Baud D, Giannoni E, Pomar L, Qi X, Nielsen-Saines K, Musso D et al (2020) COVID-19 in pregnant women—authors’ reply. Lancet Infect Dis. https://doi.org/10.1016/S1473-3099(20) 30192-4

    Bayham J, Fenichel EP (2020) The impact of school closure for COVID-19 on the US Healthcare Workforce and the Net Mortality Effects. medRxiv. 2020.03.09.20033415

    Bobdey S, Ray S (2020) Going viral–Covid-19 impact assessment: a perspective beyond clinical practice. J Mar Med Soc 22(1):9

    Campbell H, Andrews N, Brown KE, Miller E (2007) Review of the effect of measles vaccination on the epidemiology of SSPE. Int J Epidemiol 36(6):1334–1348

    CDC (2020) Mental health and coping during COVID-19. http://adultmentalhealth.org/mental- health-and-coping-during-covid-19/. Cited 29 Mar 2020

    Chen Q, Liang M, Li Y, Guo J, Fei D, Wang L et al (2020) Mental health care for medical staff in China during the COVID-19 outbreak. Lancet Psychiatry 7(4):e15–e16

    212 S. K. Kar et al.

    COVID-19 Coronavirus Pandemic (2020). https://www.worldometers.info/coronavirus/. Cited 29 Mar 2020

    Depoux A, Martin S, Karafillakis E, Bsd RP, Wilder-Smith A, Larson H (2020) The pandemic of social media panic travels faster than the COVID-19 outbreak. J Travel Med. https://doi.org/10. 1093/jtm/taaa031

    Dinarto D, Wanto A, Sebastian LC (2020) Global health security – COVID-19: impact on Bintan’s tourism sector. https://dr.ntu.edu.sg//handle/10356/137356. Cited 29 Mar 2020

    Djalante R, Shaw R, DeWit A (2020) Building resilience against biological hazards and pandemics: COVID-19 and its implications for the Sendai Framework. Prog Disaster Sci 6:100080

    Dong L, Bouey J (2020) Public mental health crisis during COVID-19 pandemic, China. Emerg Infect Dis 26(7). https://doi.org/10.3201/eid2607.200407

    Duan L, Zhu G (2020) Psychological interventions for people affected by the COVID-19 epidemic. Lancet Psychiatry 7(4):300–302

    Fong LY (2020) Frequently asked questions and myth busters on COVID-19. https://worldwide. saraya.com/about/news/item/frequently-asked-questions-and-myth-busters-on-covid-19. Cited 29 Mar 2020

    Gallego V, Nishiura H, Sah R, Rodriguez-Morales AJ (2020) The COVID-19 outbreak and implications for the Tokyo 2020 Summer Olympic Games. Travel Med Infect Dis:101604 Goyal K, Chauhan P, Chhikara K, Gupta P, Singh MP (2020) Fear of COVID 2019: first suicidal

    case in India. Asian J Psychiatry 49:e101989
    Greenhalgh T, Wherton J, Shaw S, Morrison C (2020) Video consultations for covid-19. BMJ 368:

    m998
    Heckman GA, Saari M, McArthur C, Wellens NI, Hirdes JP (2020) RE: COVID-19 response and

    chronic disease management. https://www.cmaj.ca/content/re-covid-19-response-and-chronic-

    disease-management. Cited 29 Mar 2020
    Ho CS, Chee CY, Ho RC (2020) Mental health strategies to combat the psychological impact of

    COVID-19 beyond paranoia and panic. Ann Acad Med Singap 49(1):1
    Hong H, Wang Y, Chung H-T, Chen C-J (2020) Clinical characteristics of novel coronavirus disease 2019 (COVID-19) in newborns, infants and children. Pediatr Neonatol. https://doi.org/

    10.1016/j.pedneo.2020.03.001

    Kecmanovic J (2020) 7 science-based strategies to cope with coronavirus anxiety. The Conversa- tion. http://theconversation.com/7-science-based-strategies-to-cope-with-coronavirus-anxiety- 133207. Cited 30 Mar 2020

    Li W, Yang Y, Liu Z-H, Zhao Y-J, Zhang Q, Zhang L et al (2020) Progression of mental health services during the COVID-19 outbreak in China. Int J Biol Sci 16(10):1732–1738

    Liem A, Wang C, Wariyanti Y, Latkin CA, Hall BJ (2020) The neglected health of international migrant workers in the COVID-19 epidemic. Lancet Psychiatry 7(4):e20

    Lippi G, Henry BM (2020) Active smoking is not associated with severity of coronavirus disease 2019 (COVID-19). Eur J Intern Med. https://doi.org/10.1016/j.ejim.2020.03.014

    Liu JJ, Bao Y, Huang X, Shi J, Lu L (2020) Mental health considerations for children quarantined because of COVID-19. Lancet Child Adolesc Health. https://www.thelancet.com/journals/ lanchi/article/PIIS2352-4642(20)30096-1/abstract. Cited 30 Mar 2020

    Livingston E, Bucher K (2020) Coronavirus disease 2019 (COVID-19) in Italy. JAMA. https:// jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2763401. Cited 29 Mar 2020

    McKibbin WJ, Fernando R (2020) The global macroeconomic impacts of COVID-19: seven scenarios. Social Science Research Network, Rochester, NY. Report No.: ID 3547729. https://papers.ssrn.com/abstract1⁄43547729. Cited 29 Mar 2020

    Mednick SA, Machon RA, Huttunen MO, Bonett D (1988) Adult schizophrenia following prenatal exposure to an influenza epidemic. Arch Gen Psychiatry 45(2):189–192

    Mullin G (2020) SMOKE SCREEN Smoking ‘may increase risk of catching coronavirus’ and worsen symptoms, scientists warn. https://www.thesun.co.uk/news/11098194/smoking- increase-coronavirus-risk-worsen-symptoms/. Cited 29 Mar 2020

    16 Coping with Mental Health Challenges During COVID-19 213

    Murray RM, Jones P, O’Callaghan E, Takei N, Sham P (1992) Genes, viruses and neurodevelopmental schizophrenia. J Psychiatr Res 26(4):225–235

    Novel Coronavirus Pneumonia Emergency Response Epidemiology Team (2020) [The epidemio- logical characteristics of an outbreak of 2019 novel coronavirus diseases (COVID-19) in China]. Zhonghua Liu Xing Bing Xue Za Zhi Zhonghua Liuxingbingxue Zazhi 41(2):145–151

    Schuchat A, Bell BP, Redd SC (2011) The science behind preparing and responding to pandemic influenza: the lessons and limits of science. Clin Infect Dis 52(Suppl 1):S8–S12. https:// academic.oup.com/cid/article/52/suppl_1/S8/498182. Cited 30 Mar 2020

    Shah K, Kamrai D, Mekala H, Mann B, Desai K, Patel RS (2020) Focus on mental health during the coronavirus (COVID-19) pandemic: applying learnings from the past outbreaks. Cureus 12(3). https://www.cureus.com/articles/29485-focus-on-mental-health-during-the-coronavirus-covid- 19-pandemic-applying-learnings-from-the-past-outbreaks. Cited 30 Mar 2020

    Wang C, Pan R, Wan X, Tan Y, Xu L, Ho CS et al (2020a) Immediate psychological responses and associated factors during the initial stage of the 2019 coronavirus disease (COVID-19) epidemic among the general population in China. Int J Environ Res Public Health 17(5):1729

    Wang G, Zhang Y, Zhao J, Zhang J, Jiang F (2020b) Mitigate the effects of home confinement on children during the COVID-19 outbreak. Lancet 395(10228):945–947

    Wang D, Hu B, Hu C, Zhu F, Liu X, Zhang J et al (2020c) Clinical characteristics of 138 hospi- talized patients with 2019 novel coronavirus–infected pneumonia in Wuhan, China. JAMA. https://doi.org/10.1001/jama.2020.1585

    WHO (2020) Coronavirus disease (COVID-19) advice for the public: myth busters. World Health Organization. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/advice-for- public/myth-busters. Cited 29 Mar 2020

    World Health Organization (2020a) Coronavirus disease 2019 (COVID-19) situation report—68. World Health Organization. https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation- reports/20200328-sitrep-68-covid-19.pdf?sfvrsn1⁄4384bc74c_2. Cited 29 Mar 2020

    World Health Organization (2020b) Mental health and COVID-19. http://www.euro.who.int/en/ health-topics/health-emergencies/coronavirus-covid-19/novel-coronavirus-2019-ncov-techni cal-guidance/coronavirus-disease-covid-19-outbreak-technical-guidance-europe/mental-health- and-covid-19. Cited 30 Mar 2020

    Xiao Y, Torok ME (2020) Taking the right measures to control COVID-19. Lancet Infect Dis.

    https://doi.org/10.1016/S1473-3099(20)30152-3

    Yang Y, Li W, Zhang Q, Zhang L, Cheung T, Xiang Y-T (2020a) Mental health services for older adults in China during the COVID-19 outbreak. Lancet Psychiatry 7(4):e19

    Yang P, Liu P, Li D, Zhao D (2020b) Corona Virus Disease 2019, a growing threat to children? J Infect. https://doi.org/10.1016/j.jinf.2020.02.024

    Yi Y, Lagniton PN, Ye S, Li E, Xu R-H, Zhong B-L et al (2020) COVID-19: what has been learned and to be learned about the novel coronavirus disease. Int J Biol Sci 16(10):1753–1766

    [1] https://tuoitre.vn/62-benh-nhan-tai-vien-phap-y-tam-than-trung-uong-bien-hoa-duong-tinh-covid-19-20210822134752896.htm

    Bài viết khác

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây