Ảnh hưởng của COVID-19 trên phụ nữ có thai: những nguy cơ gì?

Ngày đăng:

Chia sẻ:

Cùng chuyên mục

Chuyên trang rất mong nhận được sự quan tâm và cộng tác gửi bài của Quý Thầy/Cô, các nhà khoa học, chuyên gia, các bạn học viên, sinh viên và bạn đọc. Địa chỉ nhận bài viết: covid19@vnuhcm.edu.vn

    ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

    Tổng quan

    COVID-19 được báo cáo đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, và nhanh chóng lan ra toàn cầu, ảnh hưởng hơn 10 triệu người. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.035.138 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.506 ca nhiễm). Trong khi không có sự khác biệt về giới tính về các dữ liệu của hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng do coronavirus 2 (SARS-CoV-2), tỷ lệ tử vong cho thấy nó nghiêm trọng hơn ở nam giới so với nữ giới. Hơn nữa, một câu hỏi cấp bách được đặt ra là phụ nữ mang thai liệu có dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 hơn hoặc có tiển triển bệnh nặng hơn không. Các thay đổi về sinh lý là miễn dịch xảy ra ở phụ nữ khi mang thai. Những thay đổi này có thể khiến phụ nữ mang thai đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe do nhiễm trùng đường hô hấp, như là tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, hoặc thậm chí gây ra các bệnh lý thai nhi và tử vong.

    Triệu chứng lâm sàng ở sản phụ mắc COVID-19

    Mọi giới tính và tuổi tác đều có thể nhiễm COVID-19, bao gồm cả phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh. Các biểu hiện lâm sàng của COVID-19 trên sản phụ đặc trưng bởi các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên mức độ vừa, và đôi khi ở mức độ nặng, như là ho khan, đau tức ngực, cũng như là các triệu chứng ít gặp hơn như là sốt cao, mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy và đau đầu. Thường những nhiễm trùng đường hô hấp trên nặng được chẩn đoán xác định bằng chụp cắt lớp vi tính ngực. Một nghiên cứu có đối chứng của Trung Quốc báo cáo 94% sản phụ có nhiễm trùng mức độ nặng do COVID-19. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác báo cáo rằng hầu hết các sản phụ mặc COVID-19 không có triệu chứng khi nhập viện và không có trường hợp nào bị suy hô hấp nặng trong thời gian nằm viện. Việc này gợi ý rằng các giai đoạn khác nhau của thai kỳ và các phản ứng miễn dịch khác nhau có thể ảnh hưởng đến triệu chứng COVID-19 ở sản phụ. Nghiên cứu của Yang và cộng sự nhận thấy các trường hợp dương tính với COVID-19 không có biểu hiện ho đàm, khó thở hay đau cơ. Tuy nhiên, hình ảnh cắt lớp vi tính phổi của họ giống như viêm phổi do COVID-19. Hơn nữa, tràn dịch màng phổi cao hơn đáng kể trong số các trường hợp mang thai có mắc COVID19 so với phụ nữ không mang thai.

    Các biến chứng do COVID-19 ở phụ nữ có thai

    Nhiễm COVID-19 có liên quan tình trạng tăng đông máu và sốt (cơn bão cytokine) ở mẹ, có thể dẫn đến tắc mạch, huyết khối gai nhau, và tình trạng thiếu oxy ở mẹ. Những biến đổi thứ phát do nhiễm COVID-19 có thể dẫn đến thiếu oxy và biến đổi nhịp tim ở thai nhi. Các tác giả báo cáo hơn một nửa số phụ nữ mang thai trong các nghiên cứu có sinh non, cao hơn so với phụ nữ mang thai không bị bệnh. Ngoài ra các tai biến sản khoa khác cũng được báo cáo như tiền sản giật, tử cung co bóp không đều, vỡ ối sớm và thai chết lưu, phải chỉ định can thiệp thai nghén sớm.

    Hình 1. Các triệu chứng và biến chứng do COVID-19 trong khi mang thai

    Ảnh hưởng do COVID-19 trên trẻ sơ sinh

    Trẻ sơ sinh không sốt hoặc ho, các dấu hiệu sinh tồn ổn nhưng có thể quan sát thấy triệu chứng khó thở, Xquang phổi bất thường và bất thường chức năng gan. Dashraath và cộng sự báo cáo các biến chứng do ở trẻ nhũ nhi có mẹ bị nhiễm COVID-19 bao gồm suy thai (43%), sinh non (39%) và thai chậm phát triển trong tử cung (10%), tử vong chu sinh (7%) và sảy thai (2%). Trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp, Yang báo cáo các biến chứng chu sinh và ở trẻ sơ sinh do COVID gồm suy thai, thai chết lưu, tử vong sơ sinh và ngạt thai.

    Thách thức phải đối mặt ở trong thai kỳ do dịch COVID-19

    Tổ chức y tế Thế giới khuyến cáo cần xét nghiệm COVID-19 thông qua phương pháp RT-PCR thường xuyên trong suốt thai kỳ. Cần đánh giá lâm sàng xác đáng và quyết định nhập viện điều trị với bệnh nhân có thai trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm. Nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị COVID-19 ở cả bệnh nhân có và không mang thai (Bảng 1). Trường môn sản phụ khoa Hoàng gia và Trường môn sản phụ khoa Hoa kỳ đều khuyến cáo phụ nữ mang thai trong tất cả giai đoạn của thai kỳ nên dùng các biện pháp phòng ngừa vì họ có nguy cơ cao có các biến chứng nguy hiểm so với đối tượng khác. Các biện pháp được khuyến cáo bao gồm: đeo khẩu trang, rửa tay, hạn chế tiếp xúc và thường xuyên xét nghiệm. Chưa có bằng chứng chính xác về việc COVID-19 có thể lan truyền qua sữa mẹ. Một vài nghiên cứu của các tác giả báo cáo về việc phát hiện RNA của COVID-19 trong sữa mẹ. Ngoài ra cũng thấy các kháng thể Ig đặc hiệu với COVID-19 tìm thấy trong sữa mẹ, gợi ý việc sử dụng miễn dịch cho thai nhi với COVID-19.

    Bảng 1. Các thuốc điều trị COVID-19 ở bệnh nhân mang thai và sau sinh

    Thuốc Cơ chế tác dụng Hiệu quả và an toàn

    khi mang thai

    Hydrocloroquine Giảm phản ứng viêm và can thiệp vào quá trình tổng hợp thụ thể ACE2 An toàn trong thai kỳ, giảm sốt, tăng cường phục hồi sau viêm phổi, giảm ho và cải thiện thanh thải virus ở mũi họng
    Remdesivir Hạn chế sự nhân lên của virus Rút ngắn thời gian hồi phục khi mang thai và biến chứng sản khoa nặng sau sinh
    Corticoid (dexamethasone) Giảm viêm An toàn trong thai kỳ, giảm tử vong và tăng cường hồi phục nhanh sau viêm phổi nặng do COVID-19
    Lopinavir và Ritonavir Ức chế men 3-chymotrypsin-like protease Giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do COVID -19 kể cả đối với phụ nữ bị HIV


    Tài liệu tham khảo

    1. Bộ y tế. https://moh.gov.vn/
    2. Jummaat F,  Yahya  E  B,  Adnan  A,  K.  A  S.  Impact  of  COVID-19  on  Pregnancy  and Maternal Health:  An Update.  Biomed. Res. Ther., 2021;  8(10):4655-4667.
    3. Kotlar B, Gerson E, Petrillo S, Langer A, Tiemeier H. The impact of the COVID-19 pandemic on maternal and perinatal health: a scoping review. Reproductive Health. 2021;18(1):10.

    Bài viết khác

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây